Từ lâu các nhà khoa học đã suy đoán về khả năng tồn tại sự sống trên sao Hỏa, với các cuộc thăm dò gần đây tập trung vào việc có nước trên hành tinh Đỏ hay không. Tuy nhiên hấp dẫn hơn cả vẫn là sự tồn tại của khí mêtan khiến giới khoa học đau đầu.
Một nhóm các nhà nghiên cứu liên ngành từ Đại học Aarhus gần đây đã thực hiện một nghiên cứu để thăm dò cơ chế có thể để loại bỏ khí mêtan khỏi bầu khí quyển của sao Hỏa.
Cuộc tranh luận khoa học liên quan đến khả năng sự sống trên sao Hỏa ngày càng nóng lên trong 15 năm qua, khi các nghiên cứu phát hiện ra khí mêtan, một phân tử hữu cơ có liên quan đến nhiều dạng sự sống ở đây trên Trái Đất trong bầu khí quyển sao Hỏa.
Trong nghiên cứu của họ được công bố trên tạp chí khoa học Icarus, cho rằng xói mòn do gió có thể là nguyên nhân ion hóa mêtan thành các hợp chất như methyl, methylene và carbine.
Sử dụng các khoáng chất tương tự sao Hỏa, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra các chất rắn này có thể bị oxy hóa và các khí bị ion hóa trong quá trình xói mòn. Điều này chứng tỏ phản ứng mêtan bị ion hóa và liên kết với bề mặt khoáng chất.
Dựa trên những kết quả này, nhóm nghiên cứu đã kết luận cơ chế này có thể giải thích cách loại bỏ khí mêtan khỏi bầu khí quyển sao Hỏa và lắng đọng trong đất của nó.
Tuy nhiên, sự hiện diện của các hợp chất này cũng có nghĩa là rất ít khả năng sự sống có thể tồn tại trên hoặc gần bề mặt sao Hỏa.
Nghiên cứu mới cũng sẽ được sử dụng cho các sứ mệnh khám phá sao Hỏa trong tương lai để tìm kiếm dấu hiệu sự sống.
Theo Dantri